Hiển thị các bài đăng có nhãn TB van phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TB van phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia (Mỹ) đã công bố một thiết bị thông minh gắn vào smartphone có thể phát hiện HIV và giang mai trong vòng 15 phút.

Trong ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển thiết bị thông minh có thể tìm ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhanh hơn và chính xác hơn gấp 10 lần so với các xét nghiệm thông thường bằng cách chích máu từ ngón tay.


Thiết bị thông minh gắn vào smartphone có khả năng phát hiện HIV và giang mai trong vòng 15 phút.

Giáo sư Samuel Sia, chuyên về kỹ thuật y sinh học tại Đại học Columbia, người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết: "Nếu bạn có thể bắt đầu đưa các thiết bị chăm sóc y tế gắn vào smartphone, ngoài việc đo nhịp tim và xét nghiệm máu, bạn sẽ thấy sự thay đổi khá cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe".

Thiết bị này hoạt động bằng cách tích hợp một phần cứng trên smartphone, sau đó lấy máu ngón tay để làm xét nghiệm ELISA (xét nghiệm chuẩn đoán STDs truyền thống) và bạn sẽ có kết quả trong vòng 15 phút.

"Thiết bị sao chép tất cả mọi quy trình có thể làm trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi không phải phát triển công nghệ theo một cách hoàn toàn mới mà chỉ dựa vào từng bước trong phòng thí nghiệm. Đồng thời,cChúng tôi cố gắng làm giảm chi phí, kích thước và năng lượng tiêu thụ của thiết bị này so với trước đây", giáo sư Sia cho biết thêm.

Các nhà khoa học này đã tiến hành nghiên cứu với 96 bệnh nhân, hơn 90% trong số đó thích thiết bị này và sẽ giới thiệu cho người khác. Thử nghiệm kép, bao gồm bệnh giang mai và HIV, cho phép các bác sĩ kiểm tra khả năng lây truyền từ mẹ sang con của phụ nữ mang thai.


Thiết bị thông minh này có giá khoảng 34 USD, tiết kiệm
hơn nhiều so với những phương pháp truyền thống.

Thiết bị thông minh có khả năng phát hiện ra HIV và giang mai này có giá khoảng 34 USD, tiết kiệm hơn rất nhiều so với những phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, giáo sư Sia còn chú ý đến khả năng của người tiêu dùng tại Mỹ, họ rất quan tâm đến việc sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để chăm sóc sức khỏe rẻ và dễ tiếp cận hơn.

Sabin Nsanzimana, giám đốc Trung tâm Nhiễm trùng máu, HIV, STI, Bộ Y tế Rwandan (Trung Đông châu Phi) cho biết thiết bị sẽ là một tài sản quan trọng đối với các quan chức y tế công cộng. Đồng thời nó sẽ làm thay đổi ngành xét nghiệm, chẩn đoán STDs trên thế giới.

Nguồn: Zing.vn

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Các hãng sản xuất đang cố gắng đưa công nghệ beamforming vào thiết bị mạng của mình nhằm cải thiện việc sử dụng băng thông cũng như tăng phạm vi phủ sóng cho mạng không dây.


Beamforming (điều hướng chùm sóng) dường như là một trong những khái niệm đơn giản mà đôi khi bạn phải tự hỏi tại sao không ai nghĩ về nó từ trước đến nay. Đôi khi những khái niệm đơn giản nhất lại là những điều khó thực hiện nhất.

Beamforming ra đời dựa trên ý tưởng thay vì bộ định tuyến (router) phát sóng tín hiệu ra một khu vực rộng lớn với hi vọng sẽ đến được mọi thiết bị của người dùng, tại sao chúng ta không tập trung tín hiệu và hướng trực tiếp đến những thiết bị cần thiết? May mắn thay, cuối cùng beamforming đang trở thành một tính năng phổ biến trong router không dây chuẩn Wi-Fi 802.11ac hiện nay, ít nhất là ở các dòng sản phẩm cao cấp.

Thực ra, beamforming là một tính năng tùy chọn của chuẩn 802.11n cũ, nhưng lúc đó tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) chưa cho biết chính xác nó sẽ hoạt động như thế nào. Một khó khăn đối với người dùng tại thời điểm đó là nếu router hỗ trợ công nghệ này, nhưng nếu adapter Wi-Fi trong máy tính xách tay sử dụng một cách hiện thực khác thì beamforming sẽ không hoạt động.

Trong khi đó, IEEE đã định nghĩa rõ ràng hơn về công nghệ beamforming trong chuẩn Wi-Fi 802.11ac, đặc biệt là trong các thiết bị cao cấp.

Theo đó, các hãng sản xuất có thể không cần phải tích hợp công nghệ beamforming vào sản phẩm 802.11ac, nhưng nếu có, họ phải thực hiện theo một quy định của IEEE.


So sánh cách phát sóng của chuẩn Wi-Fi cũ và 802.11ac.

Điều này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm của các hãng khác nhau sẽ có thể tương thích với nhau. Nếu một thiết bị (chẳng hạn như router) hỗ trợ beamforming, nhưng thiết bị khác (chẳng hạn như adapterWi-Fi trong router) không hỗ trợ, chúng sẽ vẫn có thể làm việc cùng nhau. Một điểm yếu duy nhất là chúng sẽ chỉ không tận dụng được những ưu thế của công nghệ này.

Beamforming có thể giúp cải thiện việc sử dụng băng thông không dây và tăng phạm vi phủ sóng cho một mạng không dây. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, âm thanh cũng như những nhu cầu truyền dữ liệu khác cần đến băng thông cao và độ trễ thấp. Beamforming có thể được thực hiện bởi các bộ phát (transmitter) và bộ thu (receiver) sử dụng công nghệ MIMO (multiple-input, multiple-output). Lúc đó, dữ liệu sẽ được gửi và nhận thông qua nhiều anten để tăng thông lượng và phạm vi phủ sóng. MIMO lần đầu tiên được giới thiệu cùng với chuẩn Wi-Fi 802.11n và nó hiện vẫn là một tính năng quan trọng của chuẩn 802.11ac.

Router không dây hoặc điểm truy cập (access point) và adapter không dây không hỗ trợ tính năng beamforming thường phát sóng dữ liệu theo mọi hướng nhiều như nhau. Chúng ta có thể liên tưởng điều này tương tự với hình ảnh của một bóng đèn tròn đang phát sáng. Có thể so sánh bóng đèn như một bộ phát còn ánh sáng như dữ liệu được phát đi tất cả các hướng.

Ngược lại, các thiết bị có hỗ trợ beamforming sẽ tập trung tín hiệu và hướng đến các thiết bị, tập trung truyền tải dữ liệu để nhiều dữ liệu hơn có thể đến các thiết bị cần thiết thay vì tỏa ra. Hãy nghĩ đến việc đặt một tấm che trên bóng đèn (so sánh với router không dây) để giảm lượng ánh sáng (so sánh với dữ liệu) tỏa ra mọi hướng. Hãy tiếp tục tưởng tượng nếu ta chọc một lỗ trên tấm che để chùm ánh sáng tập trung đi đến địa điểm xác định trong phòng (thiết bị Wi-Fi của bạn). Nếu thiết bị cũng hỗ trợ beamforming, router và thiết bị có thể trao đổi thông tin về địa điểm của chúng để xác định đường dẫn tín hiệu tối ưu.

Cho đến bây giờ, mặc dù một số router 802.11ac đã sử dụng công nghệ beamforming nhưng một thực tế là chỉ có một số ít thiết bị đầu cuối như smartphone, tablet, laptop được trang bị chuẩn Wi-Fi ac trong thời gian gần đây. Vì vậy, có lẽ phải còn một thời gian nữa thì các thiết bị mạng mới có thể hoàn toàn giao tiếp với nhau theo cơ chế beamforming.

Theo PC World VN.